Ngày nay khá nhiều kiến trúc sư có xu hướng ứng dụng nhôm kính vào các công trình, bởi vật liệu này không chỉ bền vững tạo thêm không gian, tăng thêm lượng ánh sáng, nhìn nhẹ nhàng thanh tao nhưng bền bỉ, giữ được nét đẹp lâu dài theo thời gian.
Nhôm – vật liệu quan trọng của kiến trúc bền vững
KTS Vũ Hoàng Kha, founder A+ Architects với nhiều giải thưởng danh giá, rất "cưng chiều" nhôm trong các thiết kế của mình. Anh nhận định nhôm rất lý tưởng cho kiến trúc bền vững: nhẹ nhàng nhưng bền bỉ, giữ dáng hình và màu sắc theo thời gian. Anh chia sẻ trên trang cá nhân rằng: "Nhiều người sẽ bất ngờ nếu biết nhôm là vật liệu bền vững bởi chúng ta đều biết quá trình khai thác quặng bôxit và chế biến nhôm gây phát thải nhiều ra môi trường. Tuy nhiên, nhôm có vòng đời gần như vô hạn. Phần lớn nhôm đã từng được sản xuất ra vẫn còn được dùng cho đến tận ngày nay vì chúng được tái chế gần như toàn bộ. Việc tái chế có chỉ số phát thải không đáng kể và chi phí tái chế cũng chỉ bằng 1/5 so với sản xuất mới. Còn điều đặc biệt chi phí giá cả hợp lý không chênh lệch quá nhiều theo thời gian."
Có dịp đến nhiều quốc gia, KTS Nguyễn Tăng Quang – Thạc sĩ Quản trị thiết kế của Đại học Nghệ thuật London – cho biết: "Nhôm còn được gọi là "game-changer" (tạm dịch: kẻ thay đổi cuộc chơi). Vật liệu bền vững này đang được sử dụng ngày càng nhiều bởi nhôm rất nhẹ (có trọng lượng chỉ khoảng 1/3 so với thép) nhưng lại cực kỳ chắc chắn, được ưu tiên chọn làm giàn khung hay mặt dựng (hệ facade) bên ngoài các tòa nhà. Chưa hết, nhôm chắc nhưng lại dễ tạo hình, dễ dàng chắp cánh cho những ý tưởng bay bổng của các kiến trúc sư".
Theo các chuyên gia, nhôm có đến 10 ưu điểm vượt trội, đó là: tải trọng nhẹ, độ bền cao, chống ôxy hóa, chống mài mòn, khả năng định hình linh hoạt, không từ tính, không độc hại, chịu lực tốt, tính bền vững và thẩm mỹ cao. Vậy nên, nhôm đặc biệt phù hợp với ngành xây dựng Việt Nam, thích ứng với khí hậu nhiệt đới lắm nắng nhiều mưa, làm hài lòng tâm lý "ăn chắc mặc bền" của người dân lẫn mong muốn tạo ra các thiết kế bền vững của các kiến trúc sư.
Nhôm - ứng dụng đa dạng trong các công trình Việt
Nói về ứng dụng, nhôm có khả năng "thiên biến vạn hóa" trên đa dạng lĩnh vực, từ kiến trúc (cửa, vách ngăn, mặt dựng) cho đến hàng dùng lâu bền, nội thất, biên dạng cơ bản…
KTS Phạm Thanh Truyền khẳng định: "Dùng nhôm rất tiết kiệm vì có thể xài rất lâu. Nhôm từ thương hiệu uy tín có tuổi thọ lên tới hàng chục năm mà không lo rỉ sét, mối mọt, dùng làm cửa đi hay cửa sổ rất an tâm. Màu sơn được sản xuất trên dây chuyền sơn đạt tiêu chuẩn Châu Âu nên dù mưa hay nắng cũng khó bay màu. Đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng gay gắt, nếu dùng vật liệu nhôm với tính cách nhiệt cao thì sẽ giúp tiết kiệm được kha khá chi phí làm mát".
KTS Phạm Thanh Truyền tư vấn thêm là có thể làm nhôm kết hợp với kính làm vách ngăn để tạo được các không gian riêng tư nhưng không làm nhà bị nặng nề. Điều này rất phù hợp với văn hóa Việt Nam – vẫn giữ truyền thống cả đại gia đình ở chung nhau 2-3 thế hệ.
Trên thị trường hiện nay, nhôm MAXPRO.JP với nhiều mẫu mã đa dạng chắc chắn được nhà phân phối bảo hành lên đến 25 năm và bền màu sắc lên đến 40 năm đảm bảo cho hầu hết mọi công trình. Các thanh nhôm có cấu tạo rỗng bên trong giúp hạn chế sự truyền nhiệt, truyền âm một cách tối ưu, kết hợp cùng các phụ kiện đồng bộ tạo nên "tổ hợp ưu điểm" cách âm - cách nhiệt - chống thấm - chống mối mọt cho các sản phẩm cửa nhôm, nâng cao chất lượng không gian sống của gia đình.